Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/pomo/translations.php on line 202

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/load.php on line 585

Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/pomo/translations.php on line 202

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/formatting.php on line 3712
NGUỒN GỐC CÁC PHONG TỤC TRONG LỄ HỎI - TIN TỨC CƯỚI HỎI

NGUỒN GỐC CÁC PHONG TỤC TRONG LỄ HỎI

Lễ Hỏi, hay còn được gọi là Lễ Đính Hôn, là một nghi thức trong phong tục Hôn Nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Lễ Hỏi thường có những lễ nghi, thủ tục mà mọi người phải tuân theo. Nếu bạn băn khoăn không biết nguồn gốc các phong tục trong Lễ Hỏi bắt nguồn từ đâu, hãy cùng TIN TỨC CƯỚI HỎI tìm hiểu nhé.

Nguồn gốc các phong tục trong Lễ Hỏi theo truyền thống người Việt

01. Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Song Hỷ

Chữ Song Hỷ màu đỏ là một nét quen thuộc trong văn hóa Cưới Hỏi của người Việt. Chữ này gắn liền với một giai thoại đẹp, đầy yếu tố may mắn trời định về nhân duyên, thi cử của bậc danh sĩ nổi tiếng trong đời nhà Tống – Vương An Thạch. Trong khi chờ bảng vàng đề tên, An Thạch trở về quê nhà. Khi đi ngang qua Mã Gia, chàng được dịp gặp gỡ Mã Viên Ngoại và được ngài tiếp đãi nồng hậu tại tư trang. Cảm phục tài năng và đức độ của chàng trai trẻ, vị viên ngoại quyết định gả con gái cho Vương An Thạch. Lễ cưới linh đình đã được diễn ra tại Mã Gia. Cũng trong ngày hôm đó, triều đình đăng bảng, Vương An Thạch đậu Trạng Nguyên và được triệu lên kinh đô nhậm chức. Chàng họ Vương đã đạt được một lúc hai điều đại sự: cưới được vợ hiền và đỗ Trạng Nguyên. Vương An Thạch đã viết hai chữ Hỷ rất to trình lên nhạc gia để tỏ bày thành kính. Với việc viết hai chữ Hỷ liền nhau đọc là “Song Hỷ”, vị Trạng Nguyên tài danh đã sáng tạo ra một ký tự mới. Chữ “Song Hỷ” đã ra đời như thế.

phong-tục-trong-lễ-hỏi-01

Từ đó, mọi người sử dụng “Song Hỷ” trong hôn sự như lời chúc nguyện sớm đạt được chữ “Hỷ” còn lại – như chàng trai trẻ họ Vương.
Trải qua nhiều thay đổi của lịch sử, việc thi cử đỗ đạt không còn nữa, nhưng tục dùng chữ “Song Hỷ” vẫn được lưu truyền trong việc Cưới Hỏi của người Việt ta như một nét đẹp về văn hóa.

Ngày nay, chữ “Song Hỷ” được cách điệu trong nét vẽ để tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các cặp đôi.

phong-tục-trong-lễ-hỏi-02

02. Tục thách cưới

Trước đây, chàng trai muốn lấy được vợ phải đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà gái, gọi là “Thách Cưới”. Tuy nhiên, thách cưới lại là một sự trói buộc cả hai nhà. Trong trường hợp Chàng Rể phải bỏ cuộc vì các lễ vật yêu cầu vượt quá khả năng, thì người thiệt thòi sẽ là Cô Dâu tương lai. Vì dẫu không thành nhưng nàng vẫn mang tiếng đã có một đời chồng, khiến cho những chàng trai khác e ngại trong chuyện hôn sự sau này.

Việc nên vợ thành chồng là điều đáng mừng cho cả hai gia đình. Nhưng đôi khi vấp phải tục thách cưới quá khó, nhà trai phải chạy ngược chạy xuôi lo xong lễ vật rồi kéo cày trả nợ. Nghĩa vợ chồng, tình thông gia bị sứt mẻ là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.

Ngày nay, mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Ở nhiều nơi, việc thách cưới gần như không tồn tại, mà đó chỉ được xem như một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái.

03. Bánh Phu Thê (Bánh Xu Xuê)

Bánh Phu Thê không còn xa lạ với người Việt Nam. Đây không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của người Việt mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.

Tục truyền, tên gọi bánh Phu Thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra tận chiến trường. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến nghĩa vợ tình chồng nên đặt tên là Bánh Phu Thê. Chính vì ý nghĩa ấy mà bánh Phu Thê (ở một số vùng đọc lệch thành bánh Xu Xuê) trở thành biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình phu phụ.

phong-tục-trong-lễ-hỏi-03

04. Trầu cau

Ông bà ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Và đối với “câu chuyện” cả đời của một con người thì lẽ tất nhiên càng không thể nào thiếu được khay trầu.

“Miếng Trầu nên nghĩa Phu Thê
Mẹ cha đã định em về với anh”

Dù là tổ chức Lễ Hỏi, hay tổ chức Đám Cưới theo phong tục Bắc, Trung hay Nam thì cũng không thể thiếu được dăm miếng trầu cay… Người xưa cho rằng, cây cau có thân tròn, chắc, thẳng đứng là biểu tượng của người đàn ông trụ cột gia đình, còn lá trầu hình tam giác bầu bĩnh e ấp như biểu tượng cho người con gái. Dây trầu quấn quít quanh thân cau cũng là biểu tượng cho tình yêu bền chặt. Trầu cau ăn kèm một chút vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu son – màu biểu tượng cho sự thủy chung, như lời chúc hạnh phúc cho gia đình mãi bền chặt keo sơn.

phong-tục-trong-lễ-hỏi-04

Phương Trúc (tổng hợp)
TIN TỨC CƯỚI HỎI
www.news.weddingplanner.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN