Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/pomo/translations.php on line 202

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/load.php on line 585

Deprecated: Function create_function() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/pomo/translations.php on line 202

Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in /home/weddingp/domains/weddingplanner.vn/public_html/news/wp-includes/formatting.php on line 3712
MỘT SỐ NGHI THỨC TRONG ĐÁM CƯỚI

MỘT SỐ NGHI THỨC TRONG ĐÁM CƯỚI

ÔNG MAI – BÀ MAI

Trong xã hội phong kiến xưa “Nam nữ thụ thụ bất thân” nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là “Phải lòng nhau”, “Mắc phải bùa yêu”. Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ “Liệu bài mối manh” nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng: “Ðàn ông thì chớ Phan Trần, Ðàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều”.

Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: “Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi”…Nếu không có “Nhà băng đưa mối” thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê. Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. Lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu….”Hoặc là bởi “Mẹ thầy lộn quýt”, quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng “Mối lái đèo bòng”, chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá”… (Trích “Văn tế sống ng­ời con gái” – Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).

Trong lúc tổ chức Hôn Lễ có ông mai và bà mai (bà mai tiếng ở miền Bắc gọi là mụ mối). Ông mai, bà mai – thường thường người ta lựa người có tuổi tác, đủ vợ đủ chồng, và cũng là người thường gầy dựng cho nhiều đôi vợ chồng được vẹn toàn, do đó, Ông mai, bà mai rất có công trong cuộc tạo thành gia thất của đôi nam nữ sau này. Nhưng, vậy mà người đời cũng có những câu mỉa mai hơi vui như vầy : “Trong đời có bốn cái ngu,””Làm mai, lãnh nợ, mồi cu, cầm chầu. “

NGHI THỨC HÀNH LỄ KHI ĐƯA CON GÁI VỀ NHÀ CHỒNG

Nhân họ hàng đàng trai đến nhà gái để rước dâu, Ông Mai và phụ rể – người bưng khay trầu rượu đi vào trước để trình Lễ Rước Dâu. Ông Mai sẽ xin phép họ nhà gái cho nhà trai vào nhà để chuẩn bị rước dâu. Họ nhà gái cho người mời vào, sau đó, họ hàng nhà trai xếp theo thứ tự đi vào nhà, còn hai anh cầm lọng phải gác cặp lọng ở ngoài rồi cùng theo vô. Chàng rể bưng quả đỏ, trên nắp quả có đôi đèn đỏ to lớn, đi lại đứng gần bàn thờ chính giữa, anh phụ rể bưng khay trầu rượu đứng kế bên ông sui trai. Ðầu tiên ông sui trai rót rượu trình với bên sui gái “Dạ! Ðây tôi xin trình lễ y kỳ”.

Ông sui gái đáp lễ, rồi ông sui gái đem khay trầu rượu rót trình với ông Chánh Lục Bộ, hiện nay là Ủy Viên Hộ Tịch như Hội đồng xã có mời đến trong lễ này và trình với quí ông: Thượng Hiền, Tiền Hiền, Ðại Kế Hiền, Kế Hiền, v.v… để xin lên đèn làm Lễ Cửu Huyền Thất Tổ (Lễ từ đường). Tại sao trình với Ủy Viên Hộ Tịch Hội đồng xã trước mà không trình với các ông Kế ông Ðại trước, tại vì các ông này tuy nhỏ tuổi, mà đương quyền hành sự.

Khi lên đèn tùy ý hai bên sui gia , như hiện nay thì chàng rể tự tay đốt cặp đèn rồi khấn vái, rồi (xá ba xá) đưa ra hai bên lên đèn và cũng có nơi còn theo xưa, thì kiếm mời một ông hương lão lớn tuổi – là người hiền đức ở trong làng, có đủ vợ đủ chồng và đông con cái, lên mồi đèn và khấn vái lên đèn. Còn ông sui gái thì lo mở bánh, trái cây, rượu mỗi thứ một ít của bên nhà trai đem đến mà bày lên bàn thờ để cúng ông bà. Ðoạn ông sui gái hay người thân thuộc của cô dâu, mới dẫn chàng rể làm lễ ra mắt những người bên nội và ngoại cùng thân thuộc của cô dâu. Còn như bên nhà trai có cho cô dâu vòng vàng, tiền bạc vật chi thì cũng trình ra cho quan viên hai họ đều biết, như vòng vàng, chuỗi hột, cà rá xé tăng thì đeo vào cho dâu đặng sửa soạn về nhà chồng, còn tiền chợ thì ông bà sui gái chấp, hoặc thối hồi tùy ý, các lễ phẩm này đã để trong cái quả đỏ mà chàng rể đã bưng từ nhà qua và sẽ bưng trở về nhà trai.

Trong giai đoạn này! Ông Mai ngồi ghế giữa với quan khách vuốt râu (hay rờ càm) nhậu rượu nói chuyện rất đắc chí! Còn Bà Mai ngồi giữa bộ ngựa ăn trầu xỉa thuốc nói chuyện với các bà các cô trông rất vui vẻ.

NGHI THỨC HÀNH LỄ KHI RƯỚC CON DÂU VỀ NHÀ

Hồi xưa, có lắm người chọn lễ nghi được vẹn toàn, thì có đặt cái bàn trước cửa, có chưng bông hoa, nhang đèn và trái cây “Ngũ Quả” ( 5 thứ trái cây như là đu đủ, mãng cầu, thơm, dừa, trái xung hoặc là xoài) v.v… Cái bàn này gọi là bàn “Ðiện Nhạn”, nó có ý nghĩa là báo cáo Hoàng Thiên và Hậu Thổ cho đôi vợ chồng mới được kết tóc đến già, làm ăn thịnh vượng v.v…

Trước khi Chú Rể và Cô Dâu vào nhà thì đứng ngay bàn ấy, xá, cúi đầu rồi mới vào nhà. Lễ này hiện thôn quê vẫn còn, ở thành phố thì ít ai làm, mà cũng ít người biết. Khi vào nhà, Ông Sui Trai và Ông Sui Gái đứng hai bên bàn thờ chứng kiến cho chú rể và cô dâu làm Lễ Từ Ðường. Lễ Từ Ðường xong, Ông Sui Trai hay người đại diện bên trai mời quan khách an tọa (cô dâu luôn luôn đứng cạnh chú rể). Giai đoạn này, Ông Mai ngồi với quan khách đoạn Ông Sui Trai đi trước dẫn đường và rót rượu, chú rể và cô dâu đi theo. Nếu như trong nhà có các bậc trưởng thượng, như ông bà, cô bác, chú dì, thì ông sui trai dẫn chàng rể và cô dâu đến lạy (bậc lớn thì hai lạy, anh chị một lạy, còn lạy bàn thờ thì bốn lạy). Theo phép thì lạy cha mẹ rồi mới lạy ông mai, nên có câu: “Tiền bái phụ mẫu, hậu bái mai nhơn”. Nhưng ông sui bận việc dẫn con và dâu đi làm lễ, hơn nữa ông mai cũng còn nhỏ tuổi hơn những bậc trưởng thượng trong nhà, nên nhường lại cho bậc lớn hơn. Còn như trong nhà không còn bực trưởng thượng nào nữa, thì ông sui trai phải dẫn con và dâu đến trước ông mai và bà mai, rót rượu và nói như vầy: “Kính thưa anh và chị, cũng nhờ anh chị có công tác thành giai ngẫu cho hai trẻ thành đôi lứa, ngày nay, mọi việc được mỹ mãn, kính xin anh và chị dùng chung rượu để cho hai cháu nó lạy gọi là đền đáp công ơn anh chị cực nhọc với cháu v.v…” Rồi sau mới đi lạy bà con cô bác, tự nhiên cô bác bên chồng sẽ có cho tiền cho cháu dâu mới. Còn muốn cho khỏi sự phiền hà, thì sau khi làm lễ Từ Ðường xong rồi, nên ra Lễ ông mai trước đã, chừng nào ông mai từ chối bảo làm lễ cô bác rồi sẽ tới ổng thì hãy hay. Ông mai chỉ trình những lễ phẩm của bên trai đem qua bên gái, còn việc dẫn nàng dâu lạy họ hàng bên chồng là bổn phận của ông sui trai (còn dẫn chàng rể đi lạy bà con bên nhà gái là bổn phận ông sui gái). Vì theo lễ cưới hỏi, sự chịu lạy là một lễ khá quan trọng, người vai lớn mời trước, người vai nhỏ mời sau; nếu sơ hở chuyện này thì bị phiền trách này nọ. Chỉ có người trong thân thuộc mới biết thông thạo mà mời thỉnh mới đúng.

Còn ông Mai khi trình các lễ phẩm thì thế nào cũng nói: “Kính thưa quí bổn tộc và quí quan khách v.v…Hôm nay là ngày lễ cưới của con của Ông X… là cậu ….. cưới con Ông Y… là cô…., bên Ông X… có cho nàng dâu một đôi bông, một sợi dây chuyền, … và sáu quả bánh, hai quả trà và đèn, cùng trầu rượu v.v… Hồi xưa, thì dùng tiếng “Hương Chức”, bây giờ thì dùng tiếng “Quí quan khách” là phải hơn. Xưa có câu tục ngữ “phép vua thua lệ làng”. Thì đủ biết Làng oai biết dường nào. Bởi thế nên lễ nào mà không thưa với làng trước thì bị phạt vạ. Trong khi cô dâu mới về nhà chồng, từ lúc làm lễ Từ Ðường và ông bà, cô bác bên chồng. Lúc đó, cả nhà đều chăm chú xem mặt nàng dâu, kẻ khen ngộ người khen đẹp, rồi cũng có người kiếm chuyện bắt bẻ một vài điều sơ sót. Thông bịnh của thiên hạ là giữa chỗ đông người, ai cũng muốn tỏ ra mình là người sành việc!

MỘT SỐ NGHI THỨC TRONG ĐÁM CƯỚI admin

iPhone 4s

General - 60%
Display - 60%
Camera - 60%
Connectors - 60%
Battery - 60%

Summary: Donec volutpat nibh sit amet libero ornare non laoreet

60%

Nice

User Rating: 0 (0 votes)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN